Cơ hội và thách thức của làng nghề gỗ Tam Sơn

Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 25km về hướng Đông Bắc, làng gỗ Tam Sơn được biết đến nhiều là một vùng đất khoa bảng lớn thứ 4 ở Việt Nam thời xưa.

Cơ hội của làng nghề gỗ Tam Sơn

Đến làng gỗ Tam Sơn, người ta không thể không ngạc nhiên trước sự khéo léo, tỉ mỉ của những người thợ, khắc lên những tấc gỗ. Trải qua nhiều thăng trầm, nghề mộc truyền thống của làng nghề gỗ Tam Sơn vẫn được gìn giữ cho đến ngày nay. Hiện sản phẩm của làng nghề không chỉ được thị trường trong nước ưa chuộng mà còn được thị trường nước ngoài đánh giá cao về mẫu mã và chất lượng sản phẩm.

Cơ hội và thách thức của làng nghề gỗ Tam Sơn
Bộ bàn ghế gỗ Tam Sơn

Sản phẩm đồ gỗ của Tam Sơn chủ yếu được làm theo mẫu mã cổ xưa nên có sức hút rất lớn đối với khách hàng. Các người thợ đã rất tỉ mỉ và cẩn thận trong quá trình chọn gỗ và chạm khắc gỗ. Mẫu mã của những sản phẩm từ làng nghề này cũng rất đa dạng. Những sản phẩm được tạo ra không những có độ bền cao mà còn mang tính thẩm mỹ, có giá trị nghệ thuật độc đáo, điều đó được thể hiện rõ nét qua từng đường nét chạm trổ, những hoa văn tinh tế, sinh động.Để có được sản phẩm hoàn chỉnh, quá trình sản xuất được chia làm 4 công đoạn: chọn gỗ, phác thảo bố cục tạo hình, đục thô và cuối cùng là chạm tinh. Mỗi công đoạn đều có những vai trò riêng, trong đó, bước tạo hình được xem là công đoạn khó nhất, tạo nên nét đặc trưng của nghề.Cùng một mẫu, một loại gỗ nhưng qua mỗi bàn tay người thợ lại cho ra những sản phẩm có giá trị khác nhau, tùy thuộc vào trình độ cũng như năng khiếu của người thợ.

Ngày nay, gỗ Tam Sơn càng ngày càng được mọi người ưa chuộng, không chỉ ưa chuộng cái tài hoa của người thợ mà còn ưa chuộng cả những nét văn hóa, truyền  thống được thể hiện trên gỗ. Người ta thường nhìn vào những nét chạm trổ để nhìn vào văn hóa nghệ thuật của một vùng, của một dân tộc.

Đặc biệt, dưới sự quan tâm của chính quyền địa phương, cụm công nghiệp làng nghề công nghệ cao Tam Sơn được tỉnh Bắc Ninh quy hoạch và triển khai xây dựng đã tạo điều kiện cho người dân Tam Sơn mở rộng quy mô. Làng nghề Tam Sơn cũng đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực học tập, nâng cao trình độ tay nghề, trình độ quản lý, chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ… nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của làng.

Thách thức của làng nghề gỗ Tam Sơn

Sau đại dịch covid- 19 của những năm 2020, làng nghề gỗ Tam Sơn cũng bị ảnh hưởng tho sự suy thoái chung của nền kinh tế. Theo kết quả khảo sát của Tổ chức Forest Trends, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) và các hiệp hội gỗ tại các làng nghề công bố trong báo cáo “Tác động của đại dịch Covid-19 tới các làng nghề gỗ” mới đây cho thấy, hiện năng lực sản xuất của các hộ dân đã giảm tới 62%, gần 38% còn lại mới được phục hồi sau khi các địa phương nới lỏng giãn cách trong thời gian trở lại đây.

Cơ hội và thách thức của làng nghề gỗ Tam Sơn
Nghệ nhân khắc gỗ mỹ nghệ thủ công làng nghề Tam Sơn

Ngoài ra, hiện nay còn một số thách thức tới kinh tế của những người thợ làm nghề và vấn đề về ô nhiễm môi trường tại làng nghề. Do chạm khắc gỗ tại làng nghề Tam Sơn được làm bằng các công đoạn thủ công, tuy truyền được cái “hồn”, cái “tinh túy” nhưng lại khó cạnh tranh với những sản phẩm gỗ công nghiệp với giá thành rẻ hơn.

Làng nghề Tam Sơn cũng đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường, mất an toàn lao động. Sản phẩm của làng được làm từ gỗ, phải trải qua các công đoạn xẻ gỗ, bào, phay, đục, phun sơn… trong quá trình làm người lao động phải tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, tiếng ồn, mùi hóa chất từ sơn, đánh bóng sản phẩm. Điều này cần được chính quyền quan tâm hơn nữa để có những biện pháp khắc phục, cải thiện làng nghề.

Với những cơ hội và thách thức đối với làng nghề Tam Sơn, chính quyền địa phương và người dân làng nghề cần nỗ lực hơn nữa để duy trì và phát triển làng nghề, lưu giữ giá trị truyền thống dân tộc.

Share:

Author: admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *