Truyền thuyết tổ nghề Mộc chạm khắc tại Việt Nam

Mỗi làng nghề đều có một ông tổ riêng và tại Việt Nam hiện nay, con cháu trong làng vẫn thường tổ chức những buổi lễ hội để nhớ về ông tổ nghề.

Khi xưa, Việt Nam ta (lúc bấy giờ gọi là Đại Việt) là một trong những cái nôi phát triển mạnh mẽ những nghề thủ công. Nơi kinh thành Thăng Long đông đúc, náo nhiệt, các sản phẩm thủ công mang đầy tính nghệ thuật được buôn bán, trao đổi. Riêng đối với nghề mộc chạm khắc, cho tới giờ con cháu vẫn thường kể lại:

Tổ nghề mộc chạm khắc là cụ Sần sống ở thời Hùng Vương. Tương truyền rằng, cụ Sần là một người thợ mộc có tài chạm trổ rất khéo. Tiếng tăm của cụ truyền tới Thánh Tản Viên. Thánh sai thần linh rước cụ lên núi để dựng một cung điện trên núi Ba Vì. Cụ Sần cùng cụ bà lên núi Tản dựng đền chẳng bao lâu đã xong. Thánh Tản rất hài lòng và ban thưởng hậu hĩnh cho cụ, dặn không được tiết lộ chuyện trên núi Tản.

Sau khi trở về, sức khỏe của cụ không còn tốt do khi xây đền Thánh, cụ đã tập trung hết sức lực cùng trí tuệ. Khi thấy sức tàn lực kiệt, cụ nói chuyện cũ với dân làng nhưng nói xong thì cụ mất.

Truyền thuyết tổ nghề Mộc chạm khắc tại Việt Nam
Sản phẩm của nghề mộc chạm khắc

Ngày nay, ở Việt Nam có rất nhiều làng nghề. Dù mỗi nơi tôn thờ một vị tổ nghề khác nhưng đó đều là những giá trị tinh thần, giá trị văn hóa của người Việt ta. Hiện nay, các làng nghề nổi tiếng về mộc chạm khắc tại Việt nam gồm có:

  • Làng gỗ chạm khắc Phù Khê – Bắc Ninh
  • Làng gỗ Tam Sơn – Bắc Ninh
  • Làng La Xuyên – Nam Định
  • Làng Sơn Đông – Hà Tây (xứ Đoài)

Theo Chu Quang Trứ

Share:

Author: admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *